Thành phần sâu hại và thiên địch trong mô hình trồng bổ sung hoa với cây khổ qua (Momordica charantia L.)

Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch. Qua bảng kết qu...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published inTạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ no. 36
Main Authors Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Lê Thị BíCh Liên
Format Journal Article
LanguageVietnamese
Published Can Tho University Publisher 01.02.2015
Subjects
Online AccessGet full text

Cover

Loading…
More Information
Summary:Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch. Qua bảng kết quả thống kê tổng mật số sâu hại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Pnt = 0,00). Lần khảo sát đầu tiên số lượng sâu hại trên nghiệm thức X3 (có bố trí hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh), X1 (bố trí hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (bố trí hoa sao nhái bên cạnh) thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng sâu hại trên nghiệm thức X0 (không bố trí hoa bên cạnh). Lần khảo sát thứ hai, nghiệm thức X2, X3 cho mật độ sâu hại ít nhất, nghiệm thức X1 xuất hiện với mật số tương đối cao và ở nghiệm thức X0 cho mật số cao nhất. Số lượng thiên địch trên nghiệm thức X2 và X3 cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng thiên địch trên nghiệm thức X0 (Pnt = 0,00). Các nghiệm thức trồng bổ sung hoa đã thu hút và duy trì một số loài thiên địch trên ruộng khổ qua như bọ rùa, nhện bắt mồi và ong ký sinh. Ý nghĩa của việc trồng bổ sung hoa để duy trì thiên địch trong hệ thống rau sinh thái được thảo luận trong nghiên cứu này.
ISSN:1859-2333
2815-5599