HIệU QUả CủA VùI CÂY ĐIÊN ĐIểN (SESBANIA SESBAN) Và BóN VÔI ĐốI VớI Độ PHì NHIÊU ĐấT Và NăNG SUấT LúA, BắP NếP TRồNG TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bón vùi cây điên điển (Sesbania sesban) và kết hợp với bón vôi đối với một số diễn biến hóa học liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất lúa, bắp nếp trồng trên đất phèn. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới cho mỗi loại cây trồng...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published inTạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ no. CĐ Nông nghiệp
Main Authors Châu Minh Khôi, TAN DO BA, SU NGUYEN VAN
Format Journal Article
LanguageVietnamese
Published Can Tho University Publisher 01.11.2014
Subjects
Online AccessGet full text

Cover

Loading…
More Information
Summary:Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bón vùi cây điên điển (Sesbania sesban) và kết hợp với bón vôi đối với một số diễn biến hóa học liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất lúa, bắp nếp trồng trên đất phèn. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới cho mỗi loại cây trồng với 3 nghiệm thức (1) vùi cây điên điển, (2) vùi điên điển kết hợp với bón vôi, (3) đối chứng không vùi cây điên điển và không bón vôi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Cây điên điển được trồng trực tiếp trên đất thí nghiệm và vùi vào đất với lượng bón tương ứng 8-10 tấn/ha. Vôi được bón trước khi gieo hạt với lượng bón 1 tấn CaCO3/ha. Phân hóa học bón cho lúa theo công thức 100 N-60 P2O5-30 K2O và bón cho bắp theo công thức 150 N-60 P2O5-90 K2O. Kết quả thí nghiệm cho thấy trồng và bón vùi cây điên điển đã gia tăng có ý nghĩa hàm lượng đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong đất (p < 0,05) cũng như năng suất lúa và bắp nếp (p < 0,01). Kết hợp với bón vôi giúp gia tăng hiệu quả của bón vùi cây điên điển đến hàm lượng N dễ tiêu trong đất và năng suất bắp và lúa trồng trên đất phèn.
ISSN:1859-2333
2815-5599