Engagement in collaborative writing: Exploring learners’ control of task content and text quality

To extend L2 collaborative writing (CW) research that has largely focused on learners’ interactional behaviours and written performance, the current study adopted learner engagement as a theoretical lens to investigate whether different aspects of learner engagement in CW (i.e., cognitive, emotional...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published inInternational journal of applied linguistics Vol. 33; no. 2; pp. 242 - 259
Main Authors Phan, Huong Le Thu, Dao, Phung
Format Journal Article
LanguageEnglish
Published Oxford Blackwell Publishing Ltd 01.07.2023
Subjects
Online AccessGet full text

Cover

Loading…
More Information
Summary:To extend L2 collaborative writing (CW) research that has largely focused on learners’ interactional behaviours and written performance, the current study adopted learner engagement as a theoretical lens to investigate whether different aspects of learner engagement in CW (i.e., cognitive, emotional and social) are affected by learners’ control of task content and whether they predict text quality. Thirty ESL learners performed two CW tasks, with the first task giving learners all pictures to co‐construct a story in writing whereas in the second task they were given half of the picture set and thus had to self‐produce the content for the rest of the story. Learner engagement during CW was gauged by multiple measures (e.g., LREs, idea units, instances of responsiveness, and self‐rated emotions). Post‐task interviews were conducted to supplement the quantitative results about the impact of the control of task content on learner engagement. Discourse analysis was applied to examine the linguistic aspects of the joint‐written text. Learner engagement scores were compared across two task conditions and entered into regression models to examine their association with the text quality. Results revealed that learners showed and reported higher cognitive, social, and emotional engagement in CW when they had greater control over the task content than when provided with all content. LREs, an indicator of cognitive engagement, were found to predict the texts’ accuracy. Results are discussed in terms of the design of CW tasks and the role of learner engagement in text quality. Sự tham gia của người học vào hoạt động viết cộng tác: Tìm hiểu việc kiểm soát nội dung và chất lượng bài viết nhóm Phần lớn các nghiên cứu về phương pháp viết cộng tác theo nhóm thường tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ tương tác của người học và chất lượng bài viết. Để mở rộng lĩnh vực trên, nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết về sự tham gia của người học, và xem xét ảnh huởng của tính chất của hoạt động học, cụ thể là mức độ kiểm soát của người học đối với nội dung hoạt động, đến mức độ tham gia của người học vào hoạt động viết cộng tác ở các khía cạnh khác nhau (ví dụ, ở mặt nhận thức, cảm xúc và tương tác xã hội). Nghiên cứu này cũng tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ tham gia của người học đến chất lượng bài viết nhóm. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 30 người học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Các học viên này tham gia thực hiện hai hoạt động viết cộng tác theo nhóm: một hoạt động cung cấp tất cả bức tranh để người học cùng viết chung một câu chuyện; hoạt động còn lại chỉ cung cấp một nửa bộ tranh để người học có thể tưởng tượng và tự sáng tạo nửa câu chuyện còn lại. Mức độ tham gia của người học vào hai loại hoạt động viết cộng tác này được đo bằng nhiều phương pháp (ví dụ, “đoạn ngôn ngữ” (LREs)—các đoạn giao tiếp trong đó người học thảo luận về cách sử dụng ngôn ngữ, các lượt hồi đáp giữa người học, cảm xúc khi tham gia hoạt động do người học tự đánh giá). Nhằm bổ sung các kết quả định lượng, sau khi thực hiện xong hai hoạt động viết cộng tác, các học viên này được phỏng vấn về ảnh hưởng của việc kiểm soát nội dung hoạt động đối với mức độ tham gia của họ. Các khía cạnh ngôn ngữ của các bài viết nhóm được đánh giá thông qua phương pháp phân tích diễn ngôn. Sau đó, các chỉ số về mức độ tham gia của người học vào hai hoạt động viết cộng tác được so sánh và đưa vào mô hình hồi qui để kiểm tra sự liên hệ giữa mức độ tham gia này với chất lượng bài viết nhóm. Kết quả cho thấy người học thể hiện mức độ tham gia cao hơn ở cả ba khía cạnh nhận thức, cảm xúc và tương tác xã hội khi họ được kiểm soát nội dung của hoạt động. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy rằng số luợng “đoạn ngôn ngữ”, một biểu hiện của sự tham gia của người học ở khía cạnh nhận thức, có thể giúp dự đoán mức độ chính xác của bài viết nhóm. Các kết quả trên được thảo luận dựa trên đặc điểm thiết kế của các hoạt động viết cộng tác và vai trò của sự tham gia của người học đối với chất lượng bài viết nhóm.
Bibliography:Correction added on 10 May 2023, after first online publication: Author's email address has been updated in this version.
ISSN:0802-6106
1473-4192
DOI:10.1111/ijal.12462