Vai trò của hạt từ phủ kháng thể CD3/CD28 và IL-2 lên sự tăng sinh tế bào đơn nhân máu ngoại vi người (PBMC)
Liệu pháp miễn dịch được coi là một phương pháp đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư. Tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, cảm ứng tăng sinh, biến đổi thành các tế bào chức năng khác nhau và sau đó được đưa trở lại người bệnh. Các tế bào miễn dịch được tăng sinh ex vivo có thể kể đến như tế b...
Saved in:
Published in | Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kỹ thuật và Công nghệ (Bản điện tử) Vol. 17; no. 1; pp. 65 - 71 |
---|---|
Main Authors | , , |
Format | Journal Article |
Language | English |
Published |
HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE
30.03.2022
|
Subjects | |
Online Access | Get full text |
Cover
Loading…
Summary: | Liệu pháp miễn dịch được coi là một phương pháp đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư. Tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, cảm ứng tăng sinh, biến đổi thành các tế bào chức năng khác nhau và sau đó được đưa trở lại người bệnh. Các tế bào miễn dịch được tăng sinh ex vivo có thể kể đến như tế bào giết tự nhiên (NK cell), tế bào biểu hiện thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CART cell) và tế bào biểu hiện thụ thể T được biến đổi (TCR cell). Việc ứng dụng liệu pháp miễn dịch tế bào đòi hỏi phải nuôi và tăng sinh tế bào miễn dịch in vitro. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ IL-2 khác nhau lên sự tăng sinh tế bào PBMC cũng như khả năng kích hoạt tế bào PBMC khi sử dụng hạt từ phủ CD3/CD28 với tỉ lệ 01 hạt từ: 03 tế bào trong 04 ngày nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể lên sự tăng sinh tế bào PBMC ở các nồng độ IL-2 khác nhau trong 04 ngày đầu nuôi cấy. Việc bổ sung hạt từ phủ CD3/CD28 và 30U/mL IL-2 vào môi trường cho thấy có khả năng kích hoạt và tăng sinh tế bào, số lượng tế bào PBMC tăng gấp đôi sau 04 ngày kích hoạt trong đó quần thể CD3+ tăng gấp 03 lần đạt gần 70% trong quần thể tế bào PBMC, quần thể tế bào CD4+ và CD8+ cũng có sự tăng số lượng và đạt tỉ lệ tương đương nhau khoảng 30% mỗi loại. |
---|---|
ISSN: | 2734-9322 2734-9594 |
DOI: | 10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.17.1.2117.2022 |