Đánh giá độ phì nhiêu đất canh tác lúa trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất có vấn đề của tỉnh An Giang

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính chất vật lý, hóa học đất trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất phèn ở Tri Tôn và đất phù sa cổ ở Tịnh Biên. Số lượng mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên mỗi nhóm đất là 32 mẫu gồm: 16 mẫu trong đê (vùng lúa 3 vụ) và 16 mẫu ngoài đê (lúa 2...

Full description

Saved in:
Bibliographic Details
Published inCan Tho University Journal of Science Vol. 57; no. Environment and Climate change; pp. 51 - 66
Main Authors Trần, Bá Linh, Trần, Sỹ Nam, Huỳnh, Công Khánh, Lâm, Văn Hậu, Mitsunori, Tarao
Format Journal Article
LanguageEnglish
Vietnamese
Published Can Tho University Publisher 19.11.2021
Subjects
Online AccessGet full text

Cover

Loading…
More Information
Summary:Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính chất vật lý, hóa học đất trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất phèn ở Tri Tôn và đất phù sa cổ ở Tịnh Biên. Số lượng mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên mỗi nhóm đất là 32 mẫu gồm: 16 mẫu trong đê (vùng lúa 3 vụ) và 16 mẫu ngoài đê (lúa 2 vụ). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã làm pH đất trong đê thấp hơn so với pH đất ngoài đê; EC của đất trong đê cao hơn so với EC của đất ngoài đê. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trong đê (3 vụ lúa) cao hơn so với đất ngoài đê (2 vụ lúa). Từ đó dẫn đến khả năng trao đổi cation (CEC), đạm tổng số của đất trong đê cũng cao hơn so với đất ngoài đê, đặc biệt ở tầng đất mặt Ap. Trong khi đó, hàm lượng lân tổng số và kali tổng số khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả hai điểm nghiên cứu. Độ nén dẽ của tầng đất Bg luôn cao hơn ở đất trong đê so với đất ngoài đê ở cả hai điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên thể hiện qua độ xốp và hệ số thấm thấp, dung trọng và độ chặt của đất cao.
ISSN:1859-2333
2815-5599
DOI:10.22144/ctu.jsi.2021.029